Những vấn đề về học thuật Lê_Quân

Bị rà soát chức danh Giáo sư

Ngày 5 tháng 3 năm 2018, trước áp lực dư luận xã hội và yêu cầu rà soát lại danh sách công nhận Giáo sư và Phó giáo sư của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã công bố một danh sách, trong đó có những quan chức phải rà soát lại, trong số này có Lê Quân.[11] Chiều ngày 3-4, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước do Phùng Xuân Nhạ làm chủ tịch đã công bố danh sách 53 ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư sau khi rà soát. Lê Quân được chính thức công nhận Giáo sư Kinh tế.[12]

Bài báo trên tạp chí Asian Social Science

Lê Quân có công trình viết chung với Phùng Xuân Nhạ trên tạp chí Asian Social Science [13]:

Phung Xuan Nha; Le Quan. Response of Vietnamese Private Enterprises’ Leader under Global Financial Crisis: From Theorical to Empirical Approach, Asian Social Science; Vol. 10, No. 9, 2014, pp 26–39.

Theo GS Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulouse) khi dùng phần mềm chống đạo văn turnitin, thì trang 29 ở bài báo đạo văn, cụ thể là trên sao chép và cắt ghép nhiều đoạn văn từ trang 21-22 của bài báo sau mà thiếu trích dẫn hợp lý[14]

Egan, V. and Tosanguan, P. Coping strategies of entrepreneurs in economic recession: a comparative analysis of Thais and European expatriates in Pattaya, Thailand. Journal of Asia Entrepreneurship and Sustainability. Vol 5, No. 3, 2009, pp. 17-36.

Theo BBC, VOARFA, GS Nguyễn Tiến Dũng gửi một bản kiến nghị lên hội đồng chức danh giáo sư nhà nước và chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về việc ông Phùng Xuân Nhạ và cộng sự đạo văn và gian dối học thuật trong đó RFA có nhắc đến 2 bài báo quốc tế duy nhất của ông Phùng Xuân Nhạ đều đạo văn và đăng ảnh chụp bài báo ông Phùng Xuân Nhạ viết với Lê Quân.[15][16] VOA tuy không nhắc trực tiếp đến Lê Quân nhưng trích dẫn rằng 2 bài báo của ông Phùng Xuân Nhạ được cho là đã công bố quốc tế thực ra lại đăng trên một tạp chí “giả khoa học” là Asian Social Science năm 2014, trong đó một bài tự đạo văn (bài nhắc đến ở trên) một bài báo của chính hai tác giả đã đăng năm 2013[17][18] (trên tạp chí ĐHQG Hà Nội[19]).

Cũng theo BBC, "Hôm 01 tháng 3/2018, một Ủy viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước Việt Nam bác bỏ cáo buộc "tự đạo văn" và "thiếu trình độ" đối với Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ..." Vị này cho rằng không có khái niệm tự đạo văn.[15][20][18] Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước lại do chính Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ làm chủ tịch.

Tạp chí Asian Social Science từng được liệt kê trong danh mục Scopus (Elsevier) nhưng sau đó bị loại ra khỏi danh sách Scopus từ sau năm 2015[21] do lo ngại về chất lượng xuất bản và gian lận học thuật. Tạp chí Asian Social Science thuộc một công ty tư nhân vị lợi nhuận là Canadian Center for Sience and Education lập ra. Công ty này mới thành lập từ năm 2006 và tung ra một loạt các tạp chí kém chất lượng. Các bài báo gửi đến được đăng trong một thời gian ngắn và phải nộp lệ phí 300-400 USD cho một bài. Tạp chí này còn công bố số liệu trích dẫn và chỉ số ảnh hưởng khống để lôi kéo các tác giả gửi bài. Theo một bản tin trên nhật báo Ottawa Citizen (Canada), công ty này được điểm danh như là một trong những nhà xuất giả khoa học tự nhận gốc Canada vào tên của mình[22]. Theo tạp chí Nature, công ty này cũng được liệt kê trong danh sách Beall về các nhà xuất bản giả khoa học[23].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lê_Quân http://asiaentrepreneurshipjournal.com/2009/Decemb... http://ottawacitizen.com/news/local-news/2017-list... http://www.scimagojr.com/journalsearch.php?q=21100... http://web.ccsenet.org/ http://www.ccsenet.org/journal/index.php/ass/artic... http://baochinhphu.vn/Nhan-su/Tan-Pho-Bi-thu-Tinh-... http://dantri.com.vn/su-kien/danh-sach-53-ung-vien... http://m.dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/pho-gia... https://www.bbc.com/vietnamese/media-43281095 https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43193993